Đây là một điều đáng khích lệ, một tín hiệu đáng mừng vì tránh được sự ô nhiễm môi trường, hạn chế được nạn đốt phá rừng, góp phần giữ gìn môi trường sinh thái cây rừng đồi núi, bảo vệ tài nguyên quý giá của quốc gia. Giờ đây gas đã trở thành thông dụng đối với NTD trong sinh hoạt hằng ngày.
Nắm bắt được thị hiếu của NTD sử dụng gas có xu hướng phát triển mạnh. Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gas đã ra đời và phục vụ NTD với đủ loại bếp gas lớn, nhỏ. Trong đó bếp gas nhỏ nhất mà tên thường gọi là bếp gas mini hoặc bếp gas du lịch. Loại bếp gas này được ưa chuộng và được khách hàng tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường hiện nay, bởi giá tiền phù hợp đối với từng cá nhân hộ gia đình lao động, khó khăn, cả số lượng sinh viên không nhỏ ở nhà thuê, phòng trọ cũng dễ dàng sử dụng. Điều thuận tiện hơn là bếp gas này rất gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển, cho nên các nhà hàng, hàng quán, cả người đi chơi, du lịch thường dùng. Vì thế kéo theo lon gas nhỏ (LGN) dùng cho bếp gas này tiêu thụ một cách nhanh chóng, một số lượng khổng lồ trong mỗi ngày.
Từ việc tiêu thụ nhanh chóng, ngoài các cửa hàng kinh doanh gas, còn có các hàng tạp hóa... trên khắp các con đường, ngõ ngách cũng “ăn theo” trưng bày nhiều LGN để đổi cho khách hàng. Khách hàng chỉ tốn mất 2.500-3.000đ là có một LGN khác, khỏi tốn công đi đâu xa. Nhưng người bán LGN này không ý thức hoặc thiếu hiểu biết về sự nguy hiểm của nó, khi vô tư phô bày các LGN ngoài nắng nóng, để cho khách hàng dễ nhìn thấy.
Còn đối với NTD cũng để LGN cạnh bếp gas, khi lửa gas đang cháy mạnh và cất giữ LGN nơi kín đáo gây hơi nóng hoặc để trẻ em nô đùa vui chơi xem LGN như “trái bóng”. Để bảo đảm an toàn cho NTD, trên các LGN đều có ghi lời cảnh báo “Không đặt gần hơi nóng hoặc lửa và tránh xa trẻ em...”
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn